Categories
Khác

Tập huấn mô phỏng chính sách khí hậu và kiểm kê khí nhà kính

    Ngày 8/12/2024, tại Hà Nội, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Tạp chí Kinh tế Việt Nam -(VnEconomy ) tổ chức khóa học “Mô phỏng chính sách giảm phát thải và giải pháp kiểm kê phát thải theo phạm vi Zeroboard”. Tham dự khóa học có Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường PGS. TS Nguyễn Đình Thọ cùng các chuyên gia của Zeroboard, Công ty Giải pháp quản trị doanh nghiệp (EGP) và các học viên…

Các chuyên gia và học viên tham dự khóa học

    Mục tiêu của khóa học là trang bị cho học viên những kiến thức nền tảng và kỹ năng thực tiễn về hệ thống giao dịch khí thải (ETS), giúp học viên hiểu rõ cách thiết kế, vận hành và quản lý hiệu quả các thị trường các-bon nhằm lựa chọn công nghệ chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh, giảm phát thải khí nhà kính (KNK). Chương trình sử dụng công cụ mô phỏng thị trường các-bon để mang đến trải nghiệm học tập thực tế, cho phép học viên thực hành phát triển chiến lược quản lý danh mục các-bon, đánh giá các thông số thị trường và hợp tác với các bên liên quan. Thông qua việc thúc đẩy tư duy chiến lược và sáng tạo, chương trình hướng tới đào tạo đội ngũ chuyên gia có khả năng ứng dụng các giải pháp dựa trên thị trường để hỗ trợ phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu. Học viên sẽ hiểu rõ các nguyên tắc, tiêu chí, và khuyến nghị của tiêu chuẩn Net-Zero. Nắm vững cách tiêu chuẩn Net-Zero hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập mục tiêu giảm phát thải phù hợp với lộ trình hạn chế nhiệt độ toàn cầu tăng dưới 1,5°C.

    Phát biểu khai mạc khóa học, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường PGS. TS Nguyễn Đình Thọ cho biết, khóa học đã cung cấp những kiến thức chuyên sâu về mục tiêu giảm phát thải của Việt Nam trong bối cảnh các cam kết nâng cao của Báo cáo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) 2022, với các mục tiêu giảm phát thải không điều kiện tăng từ 9% lên 15,8% và có điều kiện tăng từ 27% lên 43,5% so với BAU, phù hợp với chiến lược đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050. Thông qua các nội dung đào tạo, học viên đã hiểu rõ hơn về cách sử dụng các giả thiết và biện pháp giảm phát thải, từ việc chuyển đổi sử dụng và tiêu hủy HFCs trong lĩnh vực làm mát, đến việc giảm phát thải khí mê-tan theo cam kết giảm phát thải mê-tan toàn cầu. Đặc biệt, khóa học đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm rõ hai hình thức đóng góp giảm phát thải, không điều kiện và có điều kiện, đồng thời đưa ra các khuyến nghị về cách thức huy động nguồn lực trong nước và quốc tế để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.

    Khóa học đã thu hút sự quan tâm của 108 học viên tham gia trực tiếp và trực tuyến. Đây là một chương trình đào tạo mang tính thực tiễn cao, tập trung vào việc nghiên cứu và áp dụng các công cụ, chính sách nhằm đạt được mục tiêu giảm phát thải của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng áp lực. Nội dung khóa học bao quát từ việc mô phỏng chính sách giảm phát thải trong các lĩnh vực trọng yếu như năng lượng, nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất, chất thải, các quá trình công nghiệp, đến việc giới thiệu các công cụ kiểm kê và quản lý phát thải KNK dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế.

    Các chuyên gia của EGP đã hướng dẫn học viên sử dụng các công cụ mô phỏng hiện đại, giúp học viên trực tiếp thực hành về định giá các-bon; điện khí hóa giao thông và cải thiện hoạt động nông nghiệp. Thông qua các mô hình thực tế, học viên có thể đánh giá tác động của các chính sách giảm phát thải lên hàng trăm yếu tố môi trường như nhiệt độ, chất lượng không khí và mực nước biển dâng. Điều này không chỉ giúp học viên nắm vững lý thuyết mà còn phát triển kỹ năng áp dụng thực tế trong việc thiết kế, vận hành và quản lý các hệ thống ETS.

    Khóa học cũng cung cấp một cái nhìn toàn diện về tín chỉ các-bon và cơ chế bù trừ các-bon, từ các cơ chế truyền thống như CDM và JI đến các cơ chế tự nguyện, đồng thời thực hành các bài tập mô phỏng giao dịch thực tế trên thị trường cácbon. Học viên được trải nghiệm cách xây dựng chiến lược quản lý danh mục các-bon, đánh giá thông số thị trường và phối hợp với các bên liên quan để tối ưu hóa lợi ích kinh tế và môi trường.

    Các đại biểu đến từ những lĩnh vực phát thải lớn như thép, xi măng và nhiệt điện tham gia thảo luận và trao đổi kinh nghiệm tại khóa học. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp cập nhật thông tin về các quy định mới như Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

    Sau khi hoàn thành các bài tập thực hành tính toán phát thải KNK, các học viên được Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường PGS. TS Nguyễn Đình Thọ trao chứng chỉ chứng nhận đã hoàn thành khóa học đào tạo ứng dụng phần mềm Zeroboard trong kiểm kê KNK.

Các học viên nhận chứng chỉ tại khóa học

    Kết thúc khóa học, các học viên không chỉ được trang bị kiến thức nền tảng mà còn hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn Net-Zero, cách thức lập kế hoạch và thực hiện các mục tiêu giảm phát thải KNK, cũng như ứng dụng các giải pháp thị trường để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh và phát triển bền vững. Với sự hỗ trợ của các công cụ mô phỏng và nội dung đào tạo chất lượng, chương trình đã góp phần xây dựng đội ngũ chuyên gia có năng lực, sẵn sàng đóng góp vào nỗ lực toàn cầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Châu Loan

Vệ Sinh Công Nghiệp Nam Hưng là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ vệ sinh công nghiệp chuyên nghiệp và uy tín tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm, Nam Hưng cam kết mang đến cho khách hàng giải pháp vệ sinh công nghiệp toàn diện, đảm bảo sạch sẽ và an toàn cho mọi không gian sống và làm việc.

Chúng tôi cung cấp đa dạng các dịch vụ bao gồm: vệ sinh nhà xưởng, văn phòng, nhà ở, tòa nhà, và các công trình sau xây dựng. Nam Hưng sử dụng các trang thiết bị hiện đại và hóa chất thân thiện với môi trường, đáp ứng tiêu chuẩn cao nhất về an toàn và hiệu quả. Đội ngũ nhân viên của chúng tôi được đào tạo bài bản, tận tâm và luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.

Categories
Khác

VietCycle không ngừng nỗ lực xây dựng mạng lưới thu gom rác tái chế trên toàn quốc “Vì một Việt Nam văn minh với rác”

    Vừa qua tại Hà Nội, Công ty cổ phần VietCycle tổ chức sự kiện “Lễ tôn vinh những Chiến binh xanh: Tiếp bước tương lai – Văn minh với rác. Nhân dịp này, Tạp chí Môi trường có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty cổ phần VietCycle, người “chèo lái” một trong những doanh nghiệp tiên phong đổi mới về hành trình xây dựng mạng lưới thu gom rác tái chế trên toàn quốc.

    PV: Xin ông cho biết đôi nét về hoạt động của Công ty VietCycle? Cũng như sứ mệnh của VietCycle đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng?

    Ông Nguyễn Văn Tuấn: Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành thu gom – tái chế rác thải nhựa, VietCycle nhận được sự hỗ trợ và hợp tác của các cơ quan quản lý, các đồng nghiệp, các tổ chức trong nước và quốc tế chung tay xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn, chống ô nhiễm rác thải, tiết kiệm tài nguyên cho đất nước. Đối mặt với sự khủng hoảng về môi trường, thấu hiểu những khó khăn của đồng nghiệp và những người thu gom rác, VietCycle không ngừng nỗ lực xây dựng mạng lưới thu gom trên toàn quốc, hỗ trợ sinh kế cho lực lượng phi chính thức, liên kết hợp tác chặt chẽ với các nhà tái chế, cùng chia sẻ lợi ích và lan tỏa khát vọng “Vì một Việt Nam văn minh với rác”.

Ông Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty cổ phần VietCycle

    Để hiện thực hóa khát vọng đó, VietCycle đang nỗ lực xây dựng và vận hành Hệ sinh thái tuần hoàn XanhNét. Hiện nay XanhNét đã bao gồm hơn 3500 người thu gom phi chính thức (Chiến binh xanh) và hơn 26 nhà máy tái chế tại Việt Nam. Ngoài ra, việc thực thi EPR cho các nhãn hàng và nhà sản xuất là một cơ hội để VietCycle có thêm nguồn hỗ trợ tài chính và dòng tài chính từ EPR, giúp chia sẻ trách nhiệm cũng như gánh nặng mà chất thải đặt lên cộng đồng.

    PV: Kể từ khi chính sách EPR (trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất) chính thức có hiệu lực, đặt yêu cầu doanh nghiệp bắt buộc phải chịu trách nhiệm thu gom, tái chế rác thải phát sinh từ sản phẩm của mình. Từ đó, nhu cầu tái chế tăng cao, nhà tái chế cũng có thêm nguồn lực hỗ trợ. Vậy EPR mang lại cơ hội như thế nào đối với VietCycle cũng như ngành công nghiệp tái chế?

    Ông Nguyễn Văn Tuấn: Chính sách EPR đã tạo ra nhiều cơ hội tích cực cho VietCycle và ngành công nghiệp tái chế.

    Thứ nhất, EPR giúp tăng cường nguồn lực tài chính và kỹ thuật từ các nhà sản xuất cho các nhà tái chế, từ đó đẩy mạnh hoạt động thu gom và tái chế. Điều này không chỉ hỗ trợ VietCycle mà còn tạo nền tảng phát triển bền vững cho toàn ngành.

    Thứ hai, EPR góp phần khuyến khích các doanh nghiệp tái chế áp dụng công nghệ hiện đại để đạt được các tiêu chuẩn tái chế quốc tế, đáp ứng nhu cầu tái chế ngày càng cao. Đối với VietCycle, đây là cơ hội mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao năng lực xử lý rác thải nhựa, giúp tăng tỷ lệ tái chế và giảm thiểu tác động môi trường.

    Cuối cùng, EPR thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan, bao gồm cả hệ thống thu gom phi chính thức. Đây là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo lượng rác thải đầu vào ổn định cho VietCycle, đồng thời tăng cường bình đẳng trong hệ thống tái chế.

  

Lực lượng lao động phi chính thức thuộc hệ sinh thái XanhNét – VietCycle

    PV: Hiện nay lực lượng lao động phi chính thức (những người đồng nát, ve chai) đang có vai trò rất lớn đối với thực hiện nền kinh tế tuần hoàn và EPR, tuy nhiên, hiểu biết cũng như hỗ trợ cho nhóm này vẫn còn nhiều hạn chế. Vậy làm cách nào để giải quyết bài toán này, thưa ông?

    Ông Nguyễn Văn Tuấn: Đúng vậy, lực lượng lao động phi chính thức đóng vai trò quan trọng trong việc thu gom và cung ứng rác thải tái chế cho các cơ sở tái chế, góp phần thiết yếu vào nền kinh tế tuần hoàn và thực hiện EPR. Tuy nhiên, sự hỗ trợ và công nhận dành cho nhóm này vẫn còn chưa được chú trọng đầy đủ. Để giải quyết vấn đề này, theo tôi, cần tập trung vào ba giải pháp chính:

    Thứ nhất, xây dựng các chính sách hỗ trợ rõ ràng và công bằng cho lực lượng lao động phi chính thức, giúp họ tiếp cận các chương trình phúc lợi, bảo hiểm xã hội, và an toàn lao động. Điều này không chỉ nâng cao điều kiện làm việc mà còn giúp họ cảm thấy được công nhận.

    Thứ hai, cần tổ chức các chương trình đào tạo và nâng cao nhận thức về EPR và kinh tế tuần hoàn. Các khóa học này sẽ giúp người lao động phi chính thức hiểu rõ hơn về vai trò và đóng góp của mình trong hệ thống tái chế, từ đó làm việc hiệu quả hơn và dễ dàng hợp tác với các doanh nghiệp.

    Thứ ba, thúc đẩy sự hợp tác giữa các công ty tái chế và lực lượng lao động phi chính thức. Việc thiết lập các chuỗi cung ứng có tổ chức và đảm bảo thu nhập ổn định sẽ giúp tăng cường mối quan hệ lâu dài và bền vững giữa các bên, tạo động lực cho họ đóng góp nhiều hơn vào hệ thống EPR và kinh tế tuần hoàn.

    PV: Theo Luật Bảo vệ môi trường, từ ngày 1/1/2025, các hộ gia đình bắt buộc phải thực hiện phân loại rác thải trước khi giao cho đơn vị thu gom, theo ba nhóm chính: Chất thải có khả năng tái chế, chất thải hữu cơ và chất thải rắn sinh hoạt khác. Để quy định này vào cuộc sống, ông có đề xuất giải pháp gì?

    Ông Nguyễn Văn Tuấn:  Để quy định phân loại rác thải tại nguồn đi vào cuộc sống, cần triển khai đồng bộ một số giải pháp sau:

    Thực hiện chiến dịch tuyên truyền rộng rãi nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về lợi ích và tầm quan trọng của việc phân loại rác thải. Các chiến dịch này có thể triển khai qua truyền hình, mạng xã hội, trường học và cộng đồng để mọi người hiểu rõ ý nghĩa của phân loại rác và lợi ích cho môi trường.

    Cần xây dựng cơ sở hạ tầng thu gom và xử lý phù hợp. Mỗi khu dân cư cần có các thùng chứa rác được phân loại rõ ràng, đồng thời hệ thống thu gom cũng phải đáp ứng tiêu chuẩn phân loại này. Các đơn vị thu gom cần được đào tạo và trang bị để đảm bảo việc thu gom đúng cách theo ba nhóm quy định.

    Nên áp dụng các biện pháp khuyến khích và chế tài. Các hộ gia đình thực hiện tốt việc phân loại nên được khuyến khích bằng các hình thức như giảm phí thu gom rác hoặc nhận các ưu đãi cộng đồng. Ngược lại, cần có chế tài xử phạt đối với các trường hợp không tuân thủ để tạo động lực cho việc phân loại rác thải.

    Đẩy mạnh sự hợp tác với các đơn vị tái chế và hệ thống thu gom phi chính thức. Điều này giúp đảm bảo lượng chất thải có khả năng tái chế được đưa vào đúng nơi, góp phần tăng cường tính bền vững cho hệ thống quản lý rác thải và thực hiện hiệu quả quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

    PV: Là người “chèo lái” một trong những doanh nghiệp tiên phong đổi mới, ông có thể cho biết cơ hội và thách thức liên quan sau thời gian VietCycle triển khai hoạt động đến nay?

    Ông Nguyễn Văn Tuấn: Với vai trò là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực tái chế, VietCycle đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng, nhưng cũng đối mặt không ít thách thức.

    Về cơ hội, trước tiên, thị trường tái chế đang phát triển mạnh mẽ nhờ các chính sách như EPR và những cam kết quốc gia về bảo vệ môi trường. Điều này tạo ra nhu cầu lớn về nguyên liệu tái chế, mở ra tiềm năng phát triển cho VietCycle. Ngoài ra, VietCycle có lợi thế về kinh nghiệm và mạng lưới hợp tác với lực lượng thu gom phi chính thức, giúp đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định. Đồng thời, việc áp dụng công nghệ tiên tiến và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng quy mô và tăng cường vị thế trên thị trường.

  

Những “Chiến binh xanh” tại Lễ tôn vinh được tổ chức bởi VietCycle và Unilever

    Về thách thức, một trong những vấn đề lớn là việc thiếu hệ thống phân loại rác thải tại nguồn và hạ tầng xử lý rác thải đồng bộ. Điều này gây khó khăn trong việc đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào đạt chuẩn và ổn định. Bên cạnh đó, VietCycle cũng đối mặt với các chi phí đầu tư vào công nghệ và trang thiết bị để đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường và nhu cầu tái chế ngày càng cao. Cuối cùng, sự cạnh tranh với các nhà tái chế quốc tế và việc thiếu hỗ trợ từ các chính sách tài chính cũng là những rào cản lớn mà chúng tôi cần vượt qua.

    Tóm lại, VietCycle có cơ hội lớn để phát triển và đóng góp cho nền kinh tế tuần hoàn, nhưng đồng thời cũng phải nỗ lực để vượt qua các thách thức này nhằm đạt được sự phát triển bền vững.

    PV: Xin ông cho biết định hướng trong thời gian tới của VietCycle là gì? Ông có đề xuất gì với các cơ quan chức năng để thực hiện hiệu quả sứ mệnh biến rác thải thành tài nguyên ?

    Ông Nguyễn Văn Tuấn: Trong thời gian tới, VietCycle sẽ tập trung vào ba định hướng chính:

    Một là, đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả tái chế và đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường quốc tế. Điều này không chỉ giúp VietCycle cải thiện chất lượng sản phẩm tái chế mà còn góp phần giảm thiểu lượng rác thải phát sinh.

    Hai là, hướng đến xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, hợp tác chặt chẽ hơn với lực lượng thu gom phi chính thức, đảm bảo họ có điều kiện làm việc an toàn, ổn định và công bằng. Đây là nhân tố quan trọng giúp VietCycle duy trì nguồn nguyên liệu và thực hiện sứ mệnh phát triển bền vững.

    Ba là, VietCycle sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về lợi ích của phân loại và tái chế rác thải, đồng thời thúc đẩy trách nhiệm của mọi người trong việc bảo vệ môi trường.

    Cần thiết xây dựng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tái chế thông qua hỗ trợ tài chính và các ưu đãi về thuế. Đồng thời, cần đầu tư phát triển hệ thống phân loại và thu gom rác thải tại nguồn để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tái chế. Cuối cùng, cần có các chương trình đào tạo cho lực lượng thu gom phi chính thức, giúp họ nâng cao kỹ năng và hiểu biết về công nghệ tái chế. Điều này không chỉ tăng hiệu quả thu gom mà còn góp phần biến rác thải thành tài nguyên một cách bền vững và hiệu quả.

    PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Phạm Đình (Thực hiện)

Vệ Sinh Công Nghiệp Nam Hưng là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ vệ sinh công nghiệp chuyên nghiệp và uy tín tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm, Nam Hưng cam kết mang đến cho khách hàng giải pháp vệ sinh công nghiệp toàn diện, đảm bảo sạch sẽ và an toàn cho mọi không gian sống và làm việc.

Chúng tôi cung cấp đa dạng các dịch vụ bao gồm: vệ sinh nhà xưởng, văn phòng, nhà ở, tòa nhà, và các công trình sau xây dựng. Nam Hưng sử dụng các trang thiết bị hiện đại và hóa chất thân thiện với môi trường, đáp ứng tiêu chuẩn cao nhất về an toàn và hiệu quả. Đội ngũ nhân viên của chúng tôi được đào tạo bài bản, tận tâm và luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.