Rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm: do vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm mốc, các chất gây ô nhiễm và các chất gây dị ứng…
Rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm: do vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm mốc, các chất gây ô nhiễm và các chất gây dị ứng, rau quả có chứa lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, chế biến bảo quản thực phẩm với các chất phụ gia độc hại…
Triệu chứng phổ biến của ngộ độc thực phẩm là đau bụng dưới, trướng bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, dị ứng, mẩn ngứa… Các triệu chứng sẽ giảm dần trong vòng 48 giờ… Trong trường hợp ngộ độc thực phẩm ở mức độ nhẹ hoặc vừa, bạn có thể chữa trị ngay tại nhà hoặc điều trị sơ cứu bằng một trong những bài thuốc sau trước khi gọi cấp cứu đến bệnh viện nếu bạn có những biểu hiện ngộ độc ngày càng nặng hơn.
Chữa dị ứng mẩn ngứa do ăn cua, cá, sò, thức ăn tanh:
Bài 1: lá tía tô một nắm giã vắt lấy nước cốt uống, bã thì sát vào chỗ ngứa, kiêng dầm nước và ra gió.
Bài 2: gừng sống và hành trắng, mỗi vị 15-20g cho vào ấm đậy kín sắc lấy nước uống nóng.
Chữa ngộ độc thức ăn:
Bài 1: quả khế (2-3quả) ép lấy nước uống.
Bài 2: Hạt đậu xanh nghiền sống hòa nước, uống thật nhiều để nôn ra và giải độc.
Nếu ngộ độc gây tiêu chảy: tỏi 100g sắc với 300ml, còn 100ml uống ấm.
Chữa nôn, đầy bụng giải độc thức ăn tanh, cua cá, giúp tiêu hóa: hạt thì là 3-6g nhai nuốt.
Chữa ngộ độc thức ăn gây đau bụng, nôn nhiều, đại tiện lỏng:
Bài 1: giềng, gừng khô, củ gấu lượng bằng nhau, tán nhỏ, uống mỗi lần 6g, ngày uống 3 lần.
Bài 2: đậu ván trắng 20g, hương nhu 16g, hậu phác 12g, sắc uống.
Giải độc đối với ngộ độc thịt và nấm: cam thảo bắc (không sao, đồ mềm, sấy khô) 20g, đại hoàng 20g. sắc uống.
Chữa ngộ độc thức ăn gây nôn mửa, tiêu chảy: đậu ván trắng 20g, hương nhu 16g, hậu phác 12g, sắc uống.
Chữa ngộ độc thức ăn: củ chuối tiêu thái miếng cho đầy nồi, đổ ngập nước, nấu với 40g muối, lấy 0,5 lít nước sắc uống để gây nôn; Quả chuối xanh chát, chuối hột non thái lát làm rau ăn sống với sứa, cá gỏi cùng với rau thơm để cho bớt tanh và phòng tiêu chảy.
Làm gì khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm?
Các chuyên gia khuyên, khi trẻ có những dấu hiệu bị ngộ độc thức ăn, phải ngừng ngay, không ăn món đó nữa.
Nắng nóng, ăn uống thế nào để tránh ngộ độc?
TS.BSCKII.Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Trung tâm Chống độc: “Tuyệt đối
không sử dụng thực phẩm quá hạn, có mùi vị lạ bất thường, hoặc bị ôi
thiu…”.
(Theo SK&ĐS)