TS-BS Lê Thị Thu Hà, Trưởng khoa Hậu sản M, BV Từ Dũ TP.HCM, chia sẻ thực tế không hiếm trường hợp nhiều người đã đặt vòng rồi mà vẫn có bầu và sinh con bình thường.
Lý do là tỉ lệ thành công khi tránh thai bằng phương pháp đặt vòng chỉ chiếm 99,2%, nghĩa là cứ 1.000 ca đặt vòng tránh thai sẽ có 8 ca thất bại.
Cũng theo BS Hà, nhiều người sau khi đặt vòng thường chủ quan không đi khám sức khỏe do nghĩ rằng đã đặt vòng thì sẽ không thể mang bầu nên cứ “thả” thoải mái. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp bị lệch vòng, tuột vòng, dẫn đến có thai ngoài ý muốn.
“Để ngăn ngừa tình trạng này, sau khi đặt vòng, nếu thấy xuất hiện triệu chứng rong kinh, ra huyết bất thường; đau bụng dưới, bị ra huyết trắng quá nhiều hoặc bỗng nhiên có kinh nguyệt nhiều hơn những tháng khác thì có thể vòng tránh thai đã bị lệch, cần đi khám sớm. Ngoài ra, sau đặt vòng, chị em cần tuân thủ đúng lịch khám sức khỏe định kỳ 3 tháng một lần để xác định vòng có còn nằm đúng vị trí hay không” – BS Hà khuyến cáo.
BS Hà chia sẻ thêm, trong trường hợp đã đặt vòng mà chị em vẫn có thai và muốn giữ lại thai, các BS sẽ theo dõi quá trình phát triển của thai kỳ kèm chiếc vòng. Nếu chiếc vòng lệch thấp, nó sẽ được lấy ra. Nếu vòng ở vị trí cao, nằm ngoài túi thai thì lúc sinh, chiếc vòng sẽ cùng với nhau thai tuột ra ngoài. Ở Việt Nam những trường hợp này cũng khá nhiều.
Riêng với biện pháp sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày, theo BS Hà thì đây chỉ là liệu pháp tránh thai tạm thời. Hiệu quả tránh thai sẽ đạt 99,8% trong trường hợp người sử dụng thuốc tuân thủ nghiêm ngặt giờ uống thuốc. Ngược lại, những người uống thuốc không đúng giờ, lúc nhớ, lúc quên thì tỉ lệ thất bại của biện pháp này rất cao. “Nếu bác sĩ phát hiện bệnh nhân có thai trong chu kỳ đang dùng thuốc sẽ không chỉ định phải bỏ cái thai mà sẽ theo dõi các giai đoạn phát triển của thai nhi. Bởi thực tế cho thấy có nhiều bà mẹ có bầu đang trong thời gian dùng thuốc vẫn sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh” – BS Hà nói.
Ngoài việc sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày, hiện thuốc tránh thai khẩn cấp cũng được nhiều chị em sử dụng. ThS-BS Dương Thị Lan – BV Hùng Vương, cho hay theo quy định chỉ được uống tối đa 2 viên thuốc tránh thai khẩn cấp trong một tháng nhưng không ít người dùng tới 10-15 viên/tháng. Khi sử dụng thuốc tránh thai nhiều như vậy có thể gây một số tác dụng phụ như rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, rong huyết, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn…
“Thuốc tránh thai là những thuốc có tác dụng mạnh để chống thụ thai, nó không chỉ đơn thuần tác dụng lên cơ quan sinh sản mà người sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp quá nhiều cũng sẽ dẫn đến vô sinh. Nguyên nhân là khi được dùng quá liều, thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ làm niêm mạc tử cung teo lại, niêm mạc mỏng khiến trứng không thể làm tổ được” – BS Lan khuyến cáo.
Dùng que cấy ngừa thai, sao vẫn dính bầu?
Nhiều chị em phụ nữ chỉ biết chết
lặng trước thông tin mình có thai mặc dù đã sử dụng que cấy ngừa thai
đúng theo hướng dẫn.
Những phụ nữ mang thai tưởng tượng vì quá khát con
Hiện tượng mang thai tưởng tượng đã từng xảy ra rất nhiều, có người
chửa đến 10 tháng nhưng không sinh con lúc đi đẻ mới phát hiện chẳng có
thai gì.
Tiêm tinh trùng vào tử cung, tỉ lệ đậu thai bao nhiêu?
Tuổi càng cao, tỉ lệ thành công khi bơm tinh trùng vào buồng tử cung càng giảm.
Lạ lùng chồng tránh thai thay vợ
Điều khiến anh đau khổ nhất mỗi lần bị tác dụng phụ của
thuốc tránh thai là chị lại hành anh đủ kiểu. Anh quyết định triệt sản
tránh thai cho vợ.
Theo PLO