Sốt là phản ứng của cơ thể với nhiễm trùng. Bình thường, nhiệt độ cơ thể có thể thấp hơn hoặc cao hơn giới hạn trung bình 37 độ C một chút.
Nhiệt độ trực tràng nhìn chung cao hơn khoảng 0,5 độ C. Khi cơ thể sốt là khi nhiệt độ cặp ở nách ≥ 37,5 độ C hoặc nhiệt độ trực tràng ≥ 38 độ C.
Dưới đây là danh sách các món ăn nên và không nên ăn khi bạn bị sốt.
Nên:
Uống nhiều nước: Khi cơ thể bị mất nước, các vi rút vi khuẩn thường phát triển mạnh mẽ hơn. Khi sốt, bạn nên uống nhiều nước lọc hơn bình thường để bổ sung lượng nước đã mất đi. Việc bù đủ nước khi sốt sẽ giúp bạn không bị kiệt sức, các độc tố trong cơ thể cũng sẽ được loại bỏ nhanh và dễ dàng hơn.
Ngoài ra, bạn cũng nên thay nước lọc bằng nước đun sôi để nguội pha với hydrit hoặc oresol để bù điện giải.
Ăn thức ăn lỏng: Soup, bún, phở, đồ ăn loãng dễ nuốt được nấu cùng với thịt gà, thịt heo, thịt bò sẽ góp phần giúp bạn bổ sung được dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, xoa dịu cơn khó chịu.
Đặc biệt, cháo hoặc soup được nấu từ thịt gà – nhất là gà ác – ngoài tác dụng bổ sung dinh dưỡng còn giúp cơ thể chống lại mất nước và viêm nhiễm.
Nước hoa quả, sinh tố: Các loại trái như cam, chanh, dâu tây, xoài, chuối… là lựa chọn ưu tiên trong thời gian bạn bị sốt. Hãy chịu khó ăn trái cây vì nó vừa cung cấp thêm vitamin cho cơ thể, vừa giúp giảm sốt, bù đắp lại các chất điện giải đã bị mất. Nếu không muốn ăn, bạn có thể xay sinh tố hoặc ép thành nước hoa quả để dễ uống hơn.
Ăn nhiều rau xanh: Những thực phẩm quen thuộc như cà chua, rau mồng tơi, rau muống, rau cải, rau dền… chế biến dưới dạng luộc, nấu canh đều có lợi ích hạ nhiệt nhất định khi bạn đang bị sốt. Đừng nên quá kiêng cữ trong khẩu phần ăn thời gian đang bị bệnh này, bạn sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng.
Bổ sung sữa chua: Sữa chua cũng là một món ăn có lợi khi bạn bị ốm hoặc sốt, chúng sẽ giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, giúp cơ thể khỏe hơn, tiêu hóa tốt hơn, tránh mắc thêm các bệnh khác.
Không nên:
Uống nhiều nước đá, nước lạnh: Khi bị sốt, nếu bạn uống quá nhiều nước lạnh nhiệt độ của cơ thể sẽ không giảm mà còn sốt cao hơn. Đặc biệt trong trường hợp bị sốt do bệnh truyền nhiễm chức năng của đường tiêu hóa bị giảm sút thì việc uống nước quá lạnh cũng sẽ rất nguy hiểm với sức khỏe.
Uống trà: Chất ta-nanh trong trà sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên. Uống nhiều trà và uống trà quá đậm đặc sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể người bệnh. Mặt khác, nếu bệnh nhân đang sốt mà uống trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt.
Ăn trứng: Bình thường trứng là thực phẩm rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, người ta lại khuyên rằng không nên ăn trứng khi bị ốm. Bởi trong trứng có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn.
Những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi.
Mật ong: Mật ong là một loại thuốc bổ cho cơ thể, tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều mật ong khi bị sốt rất dễ đến cơ thể bị tăng thêm nhiệt độ.
Ăn tỏi, ớt, tiêu: Các gia vị cay, đồ ăn cay làm sản xuất rất nhiều nhiệt trong cơ thể, chính vì thế, đây cũng là lý do mà những người đang bị sốt nên hạn chế các thực phẩm cay nóng.
TS Nhi khoa: Khi trẻ bị sốt, tuyệt đối không làm 5 điều sau
BS khuyến cáo, không có thuốc nào phòng được sốt cao và co giật, nếu trẻ chỉ sốt 38 độ, chưa cần uống hạ sốt.
Sốt 3 tháng, không ngờ vi khuẩn ăn mục nát van tim
Bệnh nhân sốt liên tiếp gần 3 tháng không khỏi, khi đến viện các bác sĩ phát hiện van tim đã bị mục nát, cơ tim nhiều ổ áp xe.
Bài thuốc Nam trị sốt xuất huyết hiệu quả
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm do virut, truyền bệnh là muỗi. Bệnh hay gặp vào tháng 7, 8, 9.
Theo Sức khỏe & Đời sống