Để đáp ứng được nhu cầu của thực khách và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn từ những nồi lẩu có giá bình dân, các quán ăn, nhà hàng thường sử dụng gia vị và hóa chất làm tăng hương vị cho nước lẩu.
Mùa lạnh cũng là lúc những món lẩu lên ngôi và được nhiều nhà hàng phù phép bằng hóa chất độc hại cho nước lẩu có mùi vị thơm ngon, màu sắc bắt mắt.
Để có thể đáp ứng được nhu cầu của thực khách và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn từ những nồi lẩu có giá bình dân, các quán ăn, nhà hàng thường sử dụng gia vị và hóa chất làm tăng hương vị cho nước lẩu.
Các loại gia vị lẩu này thường chứa chất hóa học độc hại như NO2, HCHO, ethyl maltol, propanediol… gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Trong đó, NO2, HCHO thường có màu nâu đỏ và được dùng để tạo màu cho nước lẩu và làm tăng vị ngọt đậm đà, thơm dậy mùi cho nước dùng.
Đây là hai chất cực độc gây ức chế khả năng tiếp nhận và cung cấp oxy của cơ thể, tác động lên hồng cầu gây ra bệnh thiếu máu nếu ăn thường xuyên. Ngoài ra, nó còn có tác động xấu đến phổi và làm suy yếu chức năng hô hấp, gây bệnh hen suyễn.
Lẩu là món ăn khá tốt cho sức khỏe khi có sự cân bằng dinh dưỡng giữa nhiều loại đồ ăn khác nhau, giữa nhóm thực phẩm từ thịt và rau củ. Tuy nhiên, nếu sử dụng lẩu có hóa chất thì lại đem đến nguy hại khôn lường cho sức khỏe.
Đa phần các nhà hàng, quán ăn vỉa hè với giá rẻ hiện nay đều dùng hóa chất để tạo mùi và tăng hương vị cho nồi nước lẩu, nhưng chỉ cần chú ý, bạn có thể dễ dàng phát hiện đâu là nồi lẩu an toàn hay được làm bằng hóa chất.
1. Ngửi mùi
Nồi nước lẩu vừa mang ra đã có vị thơm ngào ngạt chắc chắn đã được pha thêm hóa chất tạo mùi. Thông thường, nước lẩu được ninh từ thịt và xương sẽ có mùi thơm thanh nhẹ mà chỉ khi ninh thật lâu hoặc trong khi thưởng thức mới có thể cảm nhận được hương vị này.
2. Nhìn màu sắc
Dù cho bao nhiêu ớt hay cà chua thì màu sắc nồi nước lẩu truyền thống cũng không thể bắt mắt như các nồi nước dùng như ở nhà hàng mà vẫn trong như nước hầm xương và có các váng mỡ màu nổi lên trên bề mặt. Chính vì vậy, nếu khi sử dụng lẩu tại các cửa hàng mà nước có màu đỏ hồng hay hơi vàng cam thì chắc chắn rằng bạn đã được dùng loại nước pha từ hóa chất và phụ gia.
3. Nếm thử
Nếu bạn vẫn chưa thể xác định được màu sắc và mùi vị của nước lẩu hóa chất, bạn nên nếm thử một chút nước dùng.
Nước lẩu thông thường sẽ có vị thơm, ngọt thanh đạm của nước hầm xương và rau củ. Nếu cay cũng là vị cay dễ chịu, cay mượt chứ không kích thích như các loại sa tế hóa học.
Nếu nước lẩu màu hồng nhạt, cay xè kích thích và có vị ngọt đậm thì chắc chắn đó là sản phẩm của công nghệ gia vị tạo ngọt tạo cay và màu hóa học.
Chú ý rằng trước khi thử nước lẩu, bạn không nên uống rượu hay ăn các món khai vị, nó có thể làm vị giác của bạn bị ảnh hưởng.
Để bảo vệ tốt cho sức khỏe, những gia vị tự nhiên như ớt hay rau củ tươi, nước ninh xương là sự lựa chọn tuyệt vời để có được nồi lẩu thơm ngon an toàn cho sức khỏe.
Đặc biệt lưu ý những người không nên ăn lẩu
Lẩu là cách ăn nhiều gia đình lựa chọn trong mùa Đông. Tuy nhiên những người sau đây cần hạn chế và ăn đúng cách.
Những loại rau dễ gây độc khi dùng ăn lẩu
Rau là thực phẩm không thể thiếu trong nồi lẩu, nhưng không phải loại rau nào cũng an toàn khi trần, ăn sống.
Những nồi lẩu hóa chất rợn người
Nhiều thực khách không biết rằng những nồi lẩu trông có vẻ thơm ngon, bổ dưỡng lại chứa những phụ gia thực phẩm và hóa chất độc hại, gây nguy hiểm tới sức khỏe người tiêu dùng.
Tá hỏa tiệc cưới đãi khách lẩu thập cẩm… thịt thối
Tại lễ cưới, khi các nhân viên phục vụ đưa lên món lẩu thập cẩm thì
“cảm giác” của hàng trăm vị khách tại tiệc đám cưới “bùng phát”, thịt
heo trong đĩa bốc mùi hôi kinh khủng.
Theo Sức khoẻ & Đời sống