Em 22 tuổi mang thai lần đầu, thai 32 tuần em thấy đau đầu và phù chân, đi khám bác sĩ nói tăng huyết áp thai kỳ. 

Xin hỏi bệnh này có nguy hiểm không? Em phải làm những gì và sinh hoạt thế nào để tránh tăng huyết áp, thưa bác sĩ?

([email protected])

Tăng huyết áp thai kỳ là một triệu chứng của hội chứng nhiễm độc thai nghén (phù, tăng huyết áp và albumin niệu), thường gặp ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến tiền sản giật và sản giật nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và con. 

Trong thư em không nói rõ hiện chỉ số huyết áp bao nhiêu, nếu chỉ tăng nhẹ thì cần dùng các thuốc lợi tiểu Đông y như nước sắc râu ngô, bông mã đề sẽ giúp giảm phù và thực hiện chế độ ăn bớt muối, nghỉ ngơi… 

Nếu có albumin niệu là có tổn thương thận, cần được điều trị kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu bệnh nặng cần nhập viện để điều trị. Trường hợp điều trị nội khoa không kết quả (huyết áp vẫn tăng cao đe dọa sản giật thì cần can thiệp chấm dứt thai nghén). 

Điều nên nhớ là hội chứng nhiễm độc thai nghén có thể gặp ở bất kỳ phụ nữ nào, do đó khi mang thai chị em cần khám định kỳ và đăng ký quản lý thai nghén tại cơ sở y tế. Đi khám ngay nếu có biểu hiện phù, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, nhìn 1 hóa 2 (thong manh)…

Xem thêm: Bệnh huyết áp 

Theo BS Kim Oanh / SK&ĐS