Một số động tác bạn rất ưa thích luyện tập có thể gây tổn hại nghiêm trọng nếu bạn bị chứng đau lưng.
Dưới đây là 4 động tác có thể “cứu” lưng của bạn và 4 động tác bạn nên tránh hay ít nhất phải thận trọng khi thực hiện.
Động tác gập bụng (Sit-up): không nên
Có nhiều hiểu lầm về động tác này. Đây được coi là động tác cơ bản được áp dụng nhiều trong tập gym. Nhưng thực tế là, động tác này có thể gây quá nhiều áp lực lên cổ và cột sống trên. Trong một số trường hợp, thực hiện liên tục và nhanh động tác này có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
Vì vậy, khi mới bắt đầu bạn nên tập ít và nhẹ nhàng, nếu có cảm giác đau thì nên ngừng lại và tham khảo ý kiến chuyên gia.
Các động tác Pilate: Nên
Pilate là một phương pháp giảm cân bằng cách kết hợp 1 chuỗi các bài tập thể dục có kiểm soát để tăng sức mạnh cho cơ bắp và cải thiện sức khỏe.
Tập luyện Pilate giúp bạn trung hòa những động tác xoay người và có thể tăng lượng cơ bắp ở lưng tạo sự cân đối cho vóc dáng. Nó cũng có khả năng loại bỏ những chấn thương có thể gây ảnh hưởng đến lưng.
Việc giảm chấn thương ở lưng cũng đi kèm với khả năng tăng cơ bắp và sự linh hoạt cho lưng, cơ lưng sẽ trở nên khỏe và rắn chắc hơn, giúp bạn cảm nhận tốt hơn về chuyển động của cơ thể và thay đổi được những thói quen không tốt bạn hay làm gây ảnh hưởng tới lưng.
Nâng vật nặng quá đầu: Không nên
Khi nâng vật nặng lên cao, bạn phải dùng sức. Nếu vật nâng quá nặng, lực này sẽ dồn hết lên cột sống khiến nguy cơ thoái hóa cột sống tăng cao. Trong quá trình nâng vật nặng, chỉ một sai lầm rất nhỏ cũng có thể dẫn tới chấn thương lưng.
Khi nâng vật nặng nếu lưng bị cong, cột sống sẽ chịu áp lực lớn, quá nặng thậm chí sẽ gây nứt đốt sống.
Động tác Plank: Nên
Động tác này làm tăng tính linh hoạt của cơ khớp, giúp tăng tính linh hoạt trong các nhóm cơ khắp cơ thể.
Với người làm văn phòng phải ngồi nhiều trước máy tính, tư thế của họ ít nhiều bị sai và dễ bị đau lưng. Khi thực hiện động tác Plank, từ các bộ phận như lưng, chân, cổ đều đưa vào tư thế thẳng. Khi đó người tập cải thiện các cơ bắp cốt lõi, tăng sự hỗ trợ cho cột sống và hông, duy trì tư thế đúng, giảm nguy cơ mắc các bệnh do sai tư thế, giảm đau lưng dưới.
Ép chân: Không nên
Sử dụng máy trong động tác ép chân sẽ khiến lưng phải uốn cong dần dần tạo ra chấn thương lưng.
Tập cân bằng: Nên
Các bài tập cân bằng sẽ tăng cường khả năng vận động của bạn, có thể ngăn ngừa việc té ngã và giúp tránh những động tác dẫn đến chấn thương lưng.
Hãy tập đứng trên một chân, nâng vuông góc đầu gối chân còn lại trong 10 giây rồi đổi bên.
Squat không đúng: Không nên
Squat là động tác thể hình giúp cải thiện số đo vòng 3 cũng như làm săn chắc cơ mông, đùi. Tuy nhiên, Squat không đúng cách lại dễ gây ra tình trạng đau lưng, nhức xương ống chân dai dẳng, thậm chí là tổn thương khớp đầu gối và khớp ngón chân.
Việc đau mỏi vùng mông, đùi sau khi tập xong là dấu hiệu có lợi cho thấy các cơ ở vòng 3 đã được hoạt động. Nếu bạn luyện tập thường xuyên, dấu hiệu này có thể giảm dần ở những tuần tiếp theo. Nếu việc đau vẫn cứ kéo dài dai dẳng với mức độ cao hơn, bạn nên xem lại chế độ tập.
Yoga: Nên
Tương tự như Pilate, Yoga cải thiện sức mạnh phần core (bụng, hông, lưng dưới) và tính linh hoạt của xương khớp, từ đó hỗ trợ tốt cho lưng và xương sống.
Tư thế sex tốt nhất cho đàn ông bị đau lưng
Các nhà khoa học đã vạch ra những cách tốt nhất cho những người đàn ông bị đau lưng để quan hệ tình dục.
Làm gì với chứng đau lưng sau khi động phòng?
Không hiếm người, kể cả những đấng mày râu còn trẻ tuổi sau khi sinh
hoạt tình dục lâm vào tình trạng đau lưng rất khó tả mà y học cổ truyền
gọi là chứng phòng sự yêu thống.
Chữa đau lưng không ‘động dao kéo’
BS Chua Soo Yong chuyên gia cột sống và phẫu thuật chỉnh hình tại Trung tâm Atlas, bệnh viện Mount Elizabeth, Singapore cho biết: Đau lưng rất phổ biến ở mọi lứa tuổi, và đôi khi phẫu thuật không phải là giải pháp duy nhất.
Thái An (Theo Menshealth)