Categories
Sức khoẻ

Bài tập khí công đánh bay tiểu đường, huyết áp cao

– Khí công y đạo là phương pháp chữa bệnh bằng cách tập luyện khí công đơn giản, chú trọng đến sự quân bình khí hóa của lục phủ ngũ tạng.

Khí công y đạo là phương pháp chữa bệnh bằng cách tập luyện khí công đơn giản, chú trọng đến sự quân bình khí hóa của lục phủ ngũ tạng. VietNamNet giới thiệu bài tập cho người bị tiểu đường và huyết áp của thầy Đỗ Đức Ngọc, người sáng lập ra môn khí công tự chữa bệnh của người Việt Nam.

Các bài tập cho người bị tiểu đường và huyết áp chỉ nên thực hiện sau khi ăn từ 45-60 phút.

Bài 1: Cúi ngửa 4 nhịp

Play

Hai chân đứng rộng bằng vai, hít vào, hai tay đưa lên quá đầu, mắt nhìn theo tay, thở ra cúi người hết cỡ, mắt nhìn qua hai chân ngược lên, hai tay đưa ra phía sau, mông chổng lên. Chú ý: làm sao gối và đùi ép được vào bụng.

Hít vào đưa hai tay lên quá đầu, thở ra về vị trí ban đầu (làm 40-50 lần)

Bài 2: Vặn mình 4 nhịp

Play

Hai chân đứng rộng bằng vai, hít vào, hai tay đưa lên quá đầu, mắt nhìn theo tay, quay người sang trái, bước chân trái lên một chút, thở ra, cúi người xuống, bụng đè lên chân trái, hai tay đưa hết cỡ ra phía sau. 

Hít vào quay người về vị trí ban đầu, hai tay đưa lên quá đầu, thờ ra quay sang bên phải, bước chân phải lên một chút cúi xuống bùng đè lên đùi phải. Hít vào quay người về giữa đưa hai tay lên quá đầu… Tiếp tục quay sang trái làm tương tự (30-40 lần mỗi bên).

Bài 3: Vỗ tay 4 nhịp

Play

Vỗ từ 7-10 phút, tốt nhất vừa vỗ, vừa hát: a di đà phật hoặc hát bài one two three.

Bài 4: Dịch cân kinh 4 nhịp

Play

Bài tập có 4 động tác, vừa luyện ý, vừa luyện thần, điều chỉnh cho hai tay thuộc dương, hai chân thuộc âm lên xuống hòa hợp, khi lên cao là lên dương, các ngón tay phải chỉ xuống đất là âm, khi ngồi xuống thấp là âm, các ngón tay phải chỉ hướng lên trời là dương, theo nguyên tắc trong dương có âm, trong âm có dương, thuận theo quy luật khí hóa của trời đất, vừa bảo toàn năng lượng, vừa tạo ra một lực khí hóa tự động.

Nguyên tắc ở hai bàn tay của bài tập này là “âm thăng, dương giáng”, gồm 4 động tác sau:

Động tác 1- Hít vào

Hai cánh tay song song thân người, cuốn lưỡi, ngậm miệng, khí hít vào, hai cánh tay thẳng nâng lên phía trước mặt độ cao ngang bằng vai, các ngón tay chỉ xuống đất, bàn tay mềm, không được căng cứng, bàn tay đang ở vị thế âm thăng.

Cùng lúc hai gót chân cũng nhón lên cao hết mức, hai động tác tay chân làm cùng một lúc theo hơi thở vào, khi xong động tác thì vừa hết hơi thở vào, ý điều chỉnh tinh – khí – thần để giữ thăng bằng cho chân, nên khí huyết phải xuống theo giúp cho mạnh chân, gối, các ngón chân và móng chân từ từ đỏ hồng lên.

Động tác 2- Thở ra

Đổi chiều bàn tay các ngón tay hướng lên trời ở vị thế âm thành dương, lưng thẳng, vẫn nhón gót cao, khi thở ra từ từ ngồi xuống cho mông chạm gót, hai cánh tay tiếp tục hạ xuống kéo ra sau lưng, lúc đó mới hết một hơi thở ra, bàn tay lúc đó vẫn úp song song với mặt đất, các ngón tay hướng phía trước, bàn tay ở vị thế dương giáng.

Động tác 3- Hít vào

Đổi chiều bàn tay dương thành âm, gập bàn tay vào cổ tay, lúc đó lòng bàn tay hướng lên trời các ngón tay chỉ ra sau, bắt đầu hít vào từ từ, vẫn ngồi, kéo hai cánh tay ra trước nâng lên cao song song ngang tầm mắt, ngang bằng vai.

Khi tay dừng lại thì tiếp tục giữ lưng thẳng từ từ đứng thẳng lên, vẫn nhón gót cao, động tác tay và chân làm vừa xong mới xong hơi thở vào, bàn tay ở vị thế âm thăng như vị thế của tay ở động tác 1.

Động tác 4- Thở ra

Hai cánh tay đang ở song song trước mặt, ngón tay chỉ xuống đất, bây giờ đổi chiều bàn tay âm thành dương, lòng bàn tay hướng ra ngoài, ngón tay chỉ lên trời, bắt đầu thở ra từ từ cùng lúc hai cánh tay hạ xuống, gót chân hạ theo.

Tiếp tục kéo cánh tay ra tới sau lưng, lòng bàn tay lúc đó đang úp song song với mặt đất, các ngón chân nâng ngửa lên, tạo thế mất thăng bằng cho ý phải tập trung để điều chỉnh lập lại thăng bằng, lúc đó mới xong hơi thở ra, bàn tay ở vị thế dương giáng.

Các bài tập chữa huyết áp cao là để tăng cường và bảo vệ sự dao động của thần kinh được ổn định, huyết áp không bị xáo trộn và giúp mau hồi phục sự quân bình âm dương của tạng phủ để có khả năng tự điều chỉnh huyết áp trở lại bình thường nhanh chóng.

Thực hiện bài này tập 30 lần.

Bài 5: Nạp khí trung tiêu

Play

Nằm ngửa, lưỡi cuốn vào trong vòm họng. Hai tay đặt tùy theo nhóm huyết áp của mình. Huyết áp cao thì 2 tay đặt xuống đan điền hạ (dưới rốn, khoảng cách bằng chiều ngang 3 ngón tay kể từ mép rốn), tay âm (đàn ông tay phải, đàn bà tay trái) phía dưới, tay kia phía trên.

Huyết áp thấp thì đặt hai tay ở mỏ ác, tay dương (đàn ông tay trái, phụ nữ tay phải) ở phía dưới, tay kia úp lên trên. Huyết áp bình thường thì tay dương ở mỏ ác, tay âm ở đan điền hạ. Giơ 2 chân 45 độ, hít thở bình thường, bụng phồng lên xẹp xuống.

Mỗi lần hít thở 1 phút, sau đó nghỉ chừng 1 phút nữa. Khi nào bụng hết hổn hển, phồng xẹp thì lại bắt đầu thực hiện tiếp theo. Cứ thế làm 5 lần x 1 phút. Đây gọi là giai đoạn NẠP KHÍ. Lưu ý giai đoạn này hoàn toàn hít thở bằng mũi.

Xả khí

Play

Co từng đầu gối ép sát vào thân mình, lúc kéo ép gối vào, thổi ra bằng mồm. Lúc hạ chân xuống há mồm cho khí vào, lại kéo chân kia lên, ép sát vào, chúm môi thổi ra. Hai chân thay đổi liên tục cho tới khi đủ 200 lần.

Có 2 điểm cần nhớ trong công đoạn xả này: 

1/ Hoàn toàn hô hấp bằng mồm

2/ Lúc ép gối sát vào thân mình, bụng phải mềm thì mới mát xa được các cơ quan bên trong, nếu bụng gồng cứng thì không có tác dụng. Muốn bụng mềm, trước khi kéo đầu gối, chủ động hóp bụng xuống, thổi ra.

Khi kéo, đầu không nâng lên.

Để chữa tiểu đường: Thời gian đầu kéo 200 cái, sau đó nâng dần lên sau 1 tháng phải đạt 600-800 cái.

Bài tập nạp khí trung tiêu và xả khí còn hỗ trợ chữa được rất nhiều bệnh như: khớp gối, thận, u ổ bụng (dạ dày, gan…). Người đang điều trị khối u thì khi xả phải kéo từ 1.200-2.000 cái/ngày.

Chú ý: Trước khi tập, đo huyết áp và đường huyết. Sau khi tập, đo lại để xem kết quả luyện tập đến mức an toàn cho phép hay chưa. Nếu chưa đạt thì lại tập tiếp.

Xem thêm: Tin sức khỏe

Thùy Ninh


Categories
Sức khoẻ

Người tiểu đường có cần kiêng tuyệt đối trái cây ngọt?

Ăn những loại trái cây nào để duy trì sự ổn định của đường huyết và giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm là điều người bệnh đái tháo đường hết sức quan tâm.

Vai trò của trái cây đối với sức khoẻ

Trái cây là một nguồn chất xơ rất tốt cho cơ thể vì có cả 2 nhóm chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ tan là thức ăn cho các vi khuẩn có lợi ở đường ruột, gắn kết với các axit mật trong ruột làm giảm nhũ tương hóa chất béo của thức ăn (làm dễ tiêu), thẩm thấu, nối kết với các cholesterol và thải trừ chúng ra khỏi cơ thể. 

Chất xơ không tan giúp hạn chế sự tăng đường máu sau khi ăn ở bệnh nhân đái tháo đường, phòng chống tăng cholesterol trong máu và phòng chống ung thư trực tràng.

Không chỉ vậy, trái cây còn là một nguồn chất chống ôxy hóa tế bào như vitamin C và A. Trung bình 100-150g trái cây có thể cung cấp cho một người lớn đủ nhu cầu vitamin C hàng ngày. Vitamin C còn giúp cơ thể gia tăng sức đề kháng chống nhiễm khuẩn. 

Những loại trái cây có màu vàng sậm và đỏ cam như xoài, đu đủ, cam, dưa lê, dưa hấu, hồng… là nguồn carotene rất tốt, có khả năng kháng ung thư. Vitamin nhóm B cũng hiện diện nhiều trong trái cây như mãng cầu, chuối, táo.

Trái cây còn chứa nguồn khoáng tố vi lượng phong phú. Trong dứa, hồng xiêm, quýt, ổi, thanh long chứa nhiều Na, K, Ca. Chanh, ổi, dưa hấu, còn có chứa Fe và nhiều chất vi lượng khác, đây đều là những chất có ích cho cơ thể.

Không cần kiêng trái cây ngọt

Theo ThS.BS Phan Hướng Dương (Bệnh viện Nội tiết TƯ), hầu hết người bệnh đái tháo đường thường ngại ăn những loại trái chín và quá ngọt như xoài, nho, thơm, hồng xiêm…, họ thường ăn những loại quả được xem là ít ngọt hơn như táo, đu đủ, dưa hấu, thanh long để kiểm soát đường huyết. 

 

Tuy nhiên, điều quan trọng với người bệnh đái tháo đường không phải ăn loại trái cây có độ ngọt nhiều hay ít mà là ăn với lượng bao nhiêu để không lo lắng về việc tăng đường huyết.

Khi ăn, có thể chọn những loại quả chín, trái cây ngọt với một số lượng vừa phải, từ 150-200g mỗi ngày để cơ thể không bị thiếu hụt các nhóm chất kể trên mà vẫn không bị thừa đường. 

Ví dụ như một quả xoài nặng 300g thì chỉ nên ăn khoảng 50g tức tương đương khoảng ½ một bên má của quả xoài. Nếu vẫn muốn ăn có thể ăn tiếp ½ quả xoài sau 2 giờ tiếp theo. Việc này giúp cơ thể dễ dàng hấp thu và chuyển hóa tốt hơn. 

Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường nên ăn toàn bộ quả chứ không nên dùng ở dạng nước ép, vì nước ép sẽ mất nhiều chất xơ, mất một nửa lượng vitamin và khoáng tố. Ăn cả quả cũng sẽ tạo cảm giác mau no hơn so với uống một ly nước ép cùng lượng.

Nên ăn trái cây gì?

Bưởi đỏ: Bưởi là lựa chọn rất lành mạnh cho bệnh nhân đái tháo đường. Người bị đái tháo đường có thể dùng một nửa trái bưởi đỏ mỗi ngày.

 

Quả mâm xôi, quả việt quất: Đây là những loại quả chứa nhiều chất chống ôxy hóa đặc biệt có lợi cho bệnh nhân đái tháo đường. Ngoài ra, loại quả này giúp cung cấp hàm lượng carbs thấp, nhiều chất xơ và các vitamin.

Dưa hấu: Dưa hấu rất giàu vitamin B và C, cũng như beta-carotene, kali và lycopene thấp nên là loại trái cây tốt cho người bệnh đái tháo đường. Ăn một miếng dưa hấu mỗi ngày sẽ cung cấp các sinh tố cần thiết cho bệnh nhân đái tháo đường.

Đào: Đây là thực phẩm giàu vitamin A và C. Đào cũng giàu kali và chất xơ, chỉ số đường (GI) thấp nên rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.

Táo: Là loại trái cây chứa nhiều chất ôxy hóa giúp giảm lượng cholesterol, làm sạch hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Táo cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tiêu hóa chất béo trong cơ thể.

Kiwi: Đây là loại quả chứa nhiều kali, chất xơ và vitamin C, hàm lượng carbs thấp, có tác dụng điều chỉnh mức đường huyết cần thiết cho bệnh nhân đái tháo đường.

 

Cam: Cam được biết đến với hàm lượng vitamin C cao, carb thấp và chứa chất kali. Đây là một trong những loại quả an toàn cho bệnh nhân đái tháo đường.

 

Đu đủ: Đu đủ là loại hoa quả tốt cho sức khỏe và chữa được nhiều bệnh khác nhau nếu dùng đúng cách, trong đó có bệnh đái tháo đường. Hai miếng đu đủ sẽ cung cấp 1 khẩu phần cacbon-hydrate, thêm 1 hộp sữa chua không đường cùng một món ăn chính là đủ cho một bữa sáng lý tưởng cho bệnh nhân đái tháo đường.

Roi: Giống như bưởi, roi cũng là loại quả có tác dụng khống chế lượng đường trong máu. Thậm chí cả hạt roi cũng có tác dụng chữa bệnh, bạn có thể ăn roi sau đó lấy hạt phơi khô và tán thành bộ, uống với nước. Cách làm này không những tốt đối với bệnh nhân đái tháo đường mà nó còn giúp thỏa mãn cơn khát và ngăn ngừa tình trạng đi tiểu nhiều lần.

(Theo SK&ĐS)


Categories
Sức khoẻ

Những dấu hiệu, nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết

Sự mất cân bằng nội tiết tố ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới. Sự ảnh hưởng này thể hiện dưới các hình thức rối loạn như bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, kinh nguyệt không đều, vô sinh, testosterone thấp và sự thống trị estrogen.

Hormones – bao gồm estrogen, testosterone, adrenaline và insulin – là những sứ giả hóa học cực kỳ quan trọng có ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của sức khỏe tổng thể của bạn. Kích thích tố được tiết ra bởi các tuyến khác nhau và các cơ quan bao gồm tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến yên, buồng trứng, tinh hoàn và tuyến tụy.

Toàn bộ hệ thống nội tiết kết hợp với nhau để kiểm soát mức độ của kích thích tố tuần hoàn khắp cơ thể, và nếu một hoặc nhiều hơn, thậm chí mất cân bằng nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trên diện rộng.

Phương pháp điều trị thông thường đối với sự mất cân bằng nội tiết tố thường bao gồm liệu pháp hormone thay thế tổng hợp, thuốc tránh thai, thuốc tiêm insulin, thuốc tuyến giáp và nhiều hơn nữa. Thật không may, đối với đa số những người bị rối loạn nội tiết tố, dựa trên các phương pháp điều trị tổng hợp sẽ có ba điều xảy ra:

1. Nó làm cho người bị bệnh phụ thuộc vào thuốc cho phần còn lại của cuộc đời để giữ cho các triệu chứng trong sự kiểm soát

2. Các triệu chứng của bệnh vẫn xuất hiện nhưng không giải quyết chúng, có nghĩa là bệnh nhân có thể tiếp tục phát triển bất thường ở các khu vực khác của cơ thể trong khi rối loạn tiến triển.

3. Nguy cơ cao bị các tác dụng phụ nghiêm trọng như đột quỵ, loãng xương, lo lắng, vấn đề sinh sản, ung thư và nhiều hơn nữa

Tuy nhiên, có nhiều cách để cân bằng hormone tự nhiên. Dưới đây bạn sẽ tìm hiểu những triệu chứng, nguyên nhân của mất cân bằng hormone

Dấu hiệu và triệu chứng của mất cân bằng nội tiết:

• Thời gian vô sinh và bất thường

• Tăng cân hoặc giảm cân (do những thay đổi có chủ ý trong chế độ ăn uống của bạn)

• Trầm cảm và lo âu

• Mệt mỏi

• Mất ngủ

• Ham muốn tình dục thấp

• Những thay đổi trong sự thèm ăn

• Các vấn đề tiêu hóa

• Rụng tóc và thưa tóc

Các triệu chứng của sự mất cân bằng nội tiết tố có thể dao động đáng kể tùy thuộc vào loại rối loạn hoặc bệnh tật mà chúng gây ra. Ví dụ, estrogen cao có thể góp phần vào các vấn đề bao gồm cả nội mạc tử cung và vấn đề sinh sản, trong khi các triệu chứng của bệnh tiểu đường thường bao gồm tăng cân, thay đổi khẩu vị, tổn thương thần kinh, và những vấn đề thị lực.

Một số vấn đề cụ thể liên kết với một số mất cân bằng nội tiết phổ biến nhất bao gồm:

• Estrogen thống trị: thay đổi trong giấc ngủ, thay đổi về trọng lượng và sự thèm ăn, căng thẳng nhận thức cao hơn, làm chậm sự trao đổi chất

• Đa nang buồng trứng Hội chứng (PCOS): vô sinh, tăng cân, nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường, mụn trứng cá, tóc tăng trưởng bất thường

• Estrogen thấp: ham muốn tình dục thấp, vấn đề sinh sản, bất thường kinh nguyệt, những thay đổi trong tâm trạng

• Suy giáp: chậm sự trao đổi chất, tăng cân, mệt mỏi, lo lắng, khó chịu, các vấn đề tiêu hóa, kinh nguyệt không đều

• Testosterone thấp: rối loạn chức năng cương dương, mất cơ bắp, tăng cân, mệt mỏi, các vấn đề liên quan đến tâm trạng

• Cường giáp và bệnh basedow: lo âu, tóc mỏng đi, giảm cân, IBS, khó ngủ, rối loạn nhịp tim

• Bệnh tiểu đường: tăng cân, tổn thương thần kinh (neuropathy), nguy cơ cao bị mất thị lực, mệt mỏi, khó thở, khô miệng, vấn đề về da

• Thượng thận: mệt mỏi, đau nhức cơ bắp và đau đớn, lo âu và trầm cảm, khó ngủ, sương mù não, các vấn đề sinh sản

Yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết:

• Dị ứng thức ăn và các vấn đề đường ruột: Một lĩnh vực mở rộng của nghiên cứu mới cho thấy rằng sức khỏe đường ruột của bạn đóng một vai trò quan trọng trong việc điều hòa hormone. Nếu bạn haveleaky hội chứng ruột hoặc thiếu vi khuẩn probiotic có lợi xếp thành ruột, bạn nhạy cảm hơn với các vấn đề nội tiết tố bao gồm cả bệnh tiểu đường và béo phì. Đó là vì viêm thường xuất phát từ đường ruột và sau đó tác động gần như mọi khía cạnh của sức khỏe.

• Thừa cân hoặc béo phì

• Mức độ cao của tình trạng viêm gây ra bởi một chế độ ăn uống nghèo và một lối sống ít vận động

• Tính nhạy cảm di truyền

• Độc tính (tiếp xúc với thuốc trừ sâu, chất độc, virus, thuốc lá, uống quá nhiều rượu và hóa chất độc hại)

• Căng thẳng và thiếu ngủ đủ

Thận trọng khi xử lý mất cân bằng nội tiết

Trong một số trường hợp, điều trị nội tiết tố tổng hợp (chẳng hạn như insulin hoặc thuốc tuyến giáp) sẽ là cần thiết để điều trị sự mất cân bằng nội tiết tố. Tuy nhiên đa số người dân có thể cảm thấy tốt hơn rất nhiều bằng cách làm thay đổi lối sống được mô tả ở trên.

Đối với những người có disorders- hormon chẩn đoán bao gồm cả bệnh tiểu đường loại 1 hay loại 2, thượng thận không đầy đủ, bệnh Addison, bệnh Graves và Hội chứng Cushing cho example- cần nói chuyện với bác sĩ trước khi ngừng sử dụng thuốc.

Các phương pháp điều trị tự nhiên ở trên vẫn có thể giúp bạn vượt qua bệnh tật của bạn và giảm đáng kể các triệu chứng, nhưng những khuyến cáo không nên dừng việc thăm khám định kỳ với bác sĩ.

(Theo Sức khỏe & Đời sống)