Categories
Sức khoẻ

5 dấu hiệu ung thư cổ tử cung dễ bị bỏ qua

Với hầu hết bệnh nhân ung thư cổ tử cung, những cơn đau dữ dội hay cảm giác khác thường không phải là dấu hiệu đầu tiên của bệnh.

“Ở giai đoạn đầu của căn bệnh này, hầu như không có triệu chứng,” TS Matthew Anderson, khoa Sản phụ khoa tại Cao đẳng dược Baylor, Mỹ cho biết.

Và giống như hầu hết các loại ung thư, giai đoạn đầu bao giờ cũng dễ dàng điều trị và có kết quả tốt nhất. Đó là lý do tại sao cả CDC và Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo rằng tất cả phụ nữ nên bắt đầu làm các xét nghiệm Pap thường xuyên ở tuổi 21.

Theo tiến sĩ Anderson, nếu xét nghiệm Pap thấy những tế bào bất thường, còn được gọi là “tiền ung thư”, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng cách cắt bỏ tử cung, phẫu thuật và biện pháp này mang lại hiệu quả cao nhất.

Tuy nhiên nếu các dấu hiệu, triệu chứng bệnh đã phát triển thì việc điều trị có thể sẽ phức tạp hơn như hóa trị, xạ trị và kết quả mang lại không cao.

Bởi vậy, phụ nữ hãy đọc để tìm hiểu những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư cổ tử cung và sớm có biện pháp điều trị hữu hiệu:

Chảy máu âm đạo bất thường

Chảy máu âm đạo bất thường là triệu chứng liên quan nhiều nhất đến ung thư cổ tử cung.

BS Joshua Cohen, chuyên khoa ung thư phụ khoa tại UCLA, ĐH California, Mỹ cho biết: “Tình trạng này có thể xuất hiện sau khi giao hợp hoặc giữa kỳ kinh nguyệt” ông nói. Lượng máu ra nhiều hơn chu kỳ kinh nguyệt bình thường hoặc chảy máu sau khi mãn kinh cũng là những dấu hiệu tiềm ẩn của ung thư cổ tử cung”.

Đau vùng xương chậu

TS Anderson nói rằng triệu chứng đau vùng chậu là “một trong những dấu hiệu quan trọng”. Ông cho biết các cơn đau có thể được khuếch tán, hoặc có thể xuất hiện trong bất kỳ khu vực nào ở xương chậu, có thể đau buốt hoặc âm ỉ.

Đặc biệt, nếu cơn đau mới hoặc dường như không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, đau khi quan hệ tình dục hoặc đi tiểu cũng là những dấu hiệu cảnh báo.

Dịch âm đạo bất thường

Dịch nhầy ra thường đục, có mùi hôi hoặc lỏng cũng là một dấu hiệu đáng quan tâm. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân gây tiết dịch âm đạo bất thường mà không không hẳn là bệnh ung thư. Vì vậy, nên đi khám để chắc chắn bạn không bị ung thư cổ tử cung.

Mệt mỏi

TS Anderson cho biết, ung thư cổ tử cung cũng là một nguyên nhân khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, kém linh hoạt và lười vận động và nó có thể đi kèm với những dấu hiệu khác.

Thay đổi thói quen đi tiểu

Đi tiểu thường xuyên hoặc cảm giác như bạn luôn muốn đi là những triệu chứng liên quan đến căn bệnh này, BSJoshua Cohen nói.

Ngoài ra cũng cần quan tâm đến đặc điểm của phân khi đi tiêu xem có dính máu không, nếu câu trả lời là có trong khoảng thời gian trên 1 tuần thì có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung.

TS Anderson cho biết, tất cả các triệu chứng trên có nhiều khả năng xuất hiện trong độ tuổi sau 30, 40, hoặc 50 tuổi. “Chúng tôi cũng thấy ung thư cổ tử cung xuất hiện ở phụ nữ ở độ tuổi 20, nhưng độ tuổi trung bình là khoảng 45 tuổi” ông cho biết thêm.

Phương Lam (Theo Prevention)


Categories
Sức khoẻ

Ăn rau này mỗi ngày không còn lo ung thư

Theo một nghiên cứu mới, ăn cải xoong mỗi ngày có thể giúp bạn chống lại bệnh ung thư. 

Các nhà khoa học Đại học Southampton (Anh) cho biết, những người tình nguyện tham gia nghiên cứu, ăn 80 gram cải xoong mỗi ngày đã gia tăng đáng kể lượng phân tử chống ung thư trong cơ thể.

Chất chiết xuất từ ​​lá ải xoong có tác dụng trong việc ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư vú. Nghiên cứu thí điểm cho thấy, cải xoong có thể ngăn ngừa sự phát triển của bệnh ung thư vú đồng thời  giúp bệnh nhân tránh tái phát của bệnh.

Cải xoong được xếp vào danh sách các “siêu thực phẩm” vì những lợi ích cho sức khỏe cũng như bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật.

Nghiên cứu do Giáo sư Graham Packham thuộc  trung tâm nghiên cứu ung thư Vương quốc Anh tại Đại học Southampton đứng đầu được công bố trên Tạp chí British Journal of Nutrition.

Các bằng chứng thực nghiệm và lâm sàng cho thấy cải xoong có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới, ung thư ruột kết, ung thư cổ tử cung, ung thư vú ở phụ nữ, đồng thời ngăn chặn sự khuếch tán các tế bào ung thư sang các cơ quan khác.

Cơ chế này có được chính nhờ glucosinolates, một hoạt chất sinh học thực vật có trong cải xoong. Khi chúng ta nhai rau trong miệng, chất này sẽ bị thủy phân để sản xuất isothiocynates – hoạt chất có tác dụng chống ung thư mạnh mẽ bằng cách can thiệp vào sự phát triển của tế bào ung thư.

Theo các nhà khoa học: “Nghiên cứu thí điểm này cho thấy, ăn cải xoong mỗi ngày là cách điều chỉnh chống lại nguy cơ ung thư”.

Cải xoong chứa nhiều vitamin, sắt, canxi, ma-giê, mangan, kẽm và kali hơn so với bông cải xanh, táo và cà chua. Hàm lượng vitamin C trong lá cải xoong khá cao càng làm gia tăng hiệu quả chống ung thư.

Nghiên cứu thí điểm tiến hành với 4 phụ nữ, tất cả đều sống sót sau khi mắc ung thư vú. Họ được theo dõi về sự thay đổi các phân tử trong máu liên quan đến tăng trưởng tế bào ung thư.

Người tham gia đều cung cấp các mẫu máu lấy trước và sau khi ăn cải xoong. Kết quả cho thấy, 6h sau khi ăn rau này, những người tham gia đều giảm đáng kể hoạt động của một phân tử có tên gọi là 4E, kết dính với protein và phân tử này được cho là có liên quan đến việc giúp các tế bào ung thư sống sót. 

Các nhà khoa học cũng khuyến cáo, cần áp dụng một chế độ ăn cân bằng nhiều chất xơ, nhiều loại rau, ít thịt đỏ và thịt chế biến, ít muối và rượu. 

Thái An (Theo Telegraph)


Categories
Sức khoẻ

4 bước phát hiện sớm ung thư cổ tử cung

Theo thông tin từ mạng lưới phòng chống ung thư Việt Nam, ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư hay gặp ở phụ nữ, chỉ đứng sau ung thư vú và ung thư dạ dày, đặc biệt hay gặp ở các nước kém phát triển.


6 dấu hiệu nghi ngờ ngay đến ung thư buồng trứng

Các triệu chứng sớm của ung thư buồng trứng
Cắt hết buồng trứng có mất ham muốn tình dục?

Cả đời chỉ đến viện 2 lần đi đẻ

Bà Nguyễn Thị Hiểu trú tại Hương Sơn, Hà Tĩnh thường bị đau lưng vùng chậu, đi tiểu bất thường, có máu ở âm đạo. Bà Hiểu nghĩ có thể do mình thụt rửa âm đạo thường xuyên gây nên.

Bà đi khám sản khoa. 54 tuổi nhưng đây là lần đầu tiên bà đi khám sản khoa, ngoại trừ 2 lần đi viện đẻ.

Sau khi làm xét nghiệm tế bào, bác sĩ phát hiện có tế bào lạ và nhuộm tế bào chẩn đoán K cổ tử cung giai đoạn 2b.

Bà Hiểu phải nhập viện điều trị. Bác sĩ sẽ cắt bỏ toàn phần tử cung sau đó tiến hành xạ trị. Bà Hiểu ân hận vì không chịu đi khám sản khoa thường xuyên để biết được bệnh sớm hơn.

Hay như trường hợp của Vũ Thị Ngà trú tại Hà Đông, Hà Nội cũng vậy. Chị Ngà đi làm giúp việc ở Hà Đông nên không có cơ hội đi khám bệnh. Giống bao phụ nữ ở nông thôn, chị không khám phụ khoa bao giờ. Thi thoảng ngứa ngáy chị ra trạm y tế mua nước về rửa là hết.

Gần đây, chị thấy có khí hư bất thường, chảy máu ở vùng kín. Chị Ngà nghĩ có thể do tuổi tiền mãn kinh. Chị ra cửa hàng mua thuốc về rửa nhưng không đỡ.

Đến khi đau ở vùng bụng dưới, đi tiểu nhiều lần, mỗi lần đi rất ít, chủ nhà khuyên chị đi khám sản khoa. Kết quả, chị Ngà bị ung thư cổ tử cung giai đoạn 2.

4 bước tránh ung thư

Giáo sư Nguyễn Bá Đức – Nguyên Giám đốc BV K trung ương cho biết giống như các bệnh ung thư, ung thư cổ tử cung nếu phát hiện sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh ít dấu hiệu nên người bệnh phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Vì thế, Giáo sư Đức khuyên chị em phụ nữ đã quan hệ tình dục từ 3 năm trở lên nên thường xuyên thực hiện các biện pháp sau để phát hiện ung thư cổ tử cung sớm nhất.

Khám phụ khoa: Thầy thuốc sẽ kiểm tra cổ tử cung cùng với khám các cơ quan khác trong vùng khung chậu. Người được khám cần nằm trên bàn khám phụ khoa. Thầy thuốc có thể sử dụng mỏ vịt để quan sát cổ tử cung và lấy tế bào âm đạo làm xét nghiệm. Sau đó, thấy thuốc có thể sẽ khám phụ khoa bằng tay một tay thăm trong kết hợp với một tay ở bên ngoài nắn vùng bụng dưới, khám hạch bạch huyết vùng hạch bẹn.

Xét nghiệm tế bào học âm đạo: Phương pháp xét nghiệm tế bào học âm đạo còn có tên là xét nghiệm Pap. Thấy thuốc sẽ lấy tế bào trên bề mặt cổ tử cung và âm đạo bằng một que gỗ hoặc qua nhựa hoặc bàn chải nhỏ hoặc tăm bông. Các tế bào sẽ được phết lên một phiến kính, nhuộm và soi trên kính hiển vi. Phương pháp này khá chính xác, cho phép phát hiện những biến đổi của tế bào.

Trong vòng 48 giờ trước khi làm xét nghiệm, người phụ nữ không nên thụt rửa âm đạo, không quan hệ tình dục, không đặt nút gạc, các loại bọt, keo tránh thai hoặc các loại kem, thuốc đặt âm đạo. Những ngày có kinh phụ nữ không nên làm xét nghiệm tế nào này.

Xét nghiệm axit axetic: Nghiệm pháp axit axetic hay còn gọi tắt là VIA là nghiệm pháp chấm cổ tử cung bằng dung dịch axit axetic 3 – 5% và quan sát bằng mắt thường để phát hiện bất thường bao gồm các tổn thương tiền ung thư. Đây là phương pháp đơn giản, rẻ tiền, tương đối chính xác, có hiệu quả ca để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.

Nghiệm pháp Lugol: là nghiệm pháp chấm cổ tử cung bằng dung dịch lugol 5% và quan sát bằng mắt thường. Bình thường, các tế bào bề mặt của cổ tử cung bắt màu nâu khi chấm dung dịch này nếu lớp tế bào này bị mất đi sẽ biểu hiện bằng màu vàng hoặc nâu nhạt. Đây cũng là phương pháp đơn giản, rẻ tiền, có hiệu quả.

Soi cổ tử cung: Sử dụng máy soi phóng đại hình ảnh cổ tử cung từ 2 đến 25 lần để quan sát tổn thương dễ dàng. Có thể soi cổ tử cung kết hợp chậm axit axetic hoặc dung dịch lugol nói trên. Soi cổ tử cung khi các xét nghiệm nói trên bất thương hoặc nghi ngờ bất thường.

Khi phát hiện các tổn thương nghi ngờ tại cổ tử cung, thầy thuốc sẽ làm sinh thiết lấy một mảnh nhỏ, nhuộm, soi trên kính hiển vi để chẩn đoán bệnh.

(Theo Infonet)